TRÀ TƯƠNG - SẮN DÂY THẢI ĐỘC GIẢI CẢM HẠ SỐT TIÊU VIÊM

TRÀ TƯƠNG - SẮN DÂY THẢI ĐỘC GIẢI CẢM HẠ SỐT TIÊU VIÊM

Tác dụng của trà này rất tuyệt vời, chỉ kể sơ sơ ở đây như là: thải độc cực nhanh, nhất là ai bị dị ứng đồ ăn, hạ sốt do cảm lạnh hoặc cảm nóng lạnh, nếu duy trì ăn hàng ngày thì hỗ trợ thải độc kim loại nặng tồn dư trong cơ thể cực kì tốt, cực kì tốt.

Khi đang trúng thực đồ ăn, ăn xong đau bụng quằn quại thì nên nấu trà này ăn, cách 1 tiếng ăn 1 lần, ăn chừng 3-4 lần là cơ thể hồi bình thường. Dù bạn thấy rất khó tin nhưng thực tế quá nhiều gặp cảnh như vậy, cấp cứu tại chỗ chỉ bằng 1 vài bát trà sắn dây này rất hiệu quả. Chỉ trừ trường hợp người bị trúng độc không có há miệng nuốt được thì cách này mới không khả dụng.

Ngoài ra nếu vào những mùa thu đông thời tiết se lạnh, việc duy trì mỗi sáng ăn bát trà tương sắn dây này trước khi vào bữa chính thì hỗ trợ rất nhiều việc nâng cao sức đề kháng, làm khỏe đường ruột, trị liệu cho chứng dư axit trong cơ thể, trào ngược dạ dày, món trợ phương tuyệt vời cho bệnh gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ..

Sắn dây thải độc rất tốt, ngoài việc ăn theo kiểu trà tương, nếu bạn nào có sắn dây nên tập thói quen ăn 1 ngày lấy 1-2 thìa pha với đường cũng tốt, vắt thêm chút chanh để hỗ trợ điều hòa thân nhiệt, thải độc. Sắn dây tính ra quá rẻ so với các loại thực phẩm tốt hỗ trợ thải độc vào cơ thể bằng nhiều đường, nhưng trong chúng ta rất ít người biết tận dụng món ăn bài thuốc này.

Sắn dây bây giờ họ canh tác chủ yếu là sắn dây cao sản, củ to mấy chục kí. Rồi hầu như khi xay làm bột họ dùng máy, lắng 2-3 bữa là đem sấy điện rồi bán.

Việc làm sắn dây ở miền Bắc thường rơi vào mùa Xuân mưa dầm, nguyên tháng mưa dầm có khi từ 30-40 ngày. Thời gian làm sắn dây như nhà Duyên chính là vào thời điểm này, lúc đó hàng ngày chỉ có lắng, quấy, lọc sắn dây, cứ lắng trên 30 lần như vầy. Khi qua tiết mưa phùn là nắng lên, đem bánh sắn dây lắng kĩ đó mới phơi bằng nắng. So với sấy điện, phơi bằng nắng ăn ngon hơn các bạn ạ. Kể cả đậu, hạt sen, trà củ sen cũng vầy nữa, nắng là nhiệt dương nó hơn nhiệt của lò điện.

Làm sắn dây mà kĩ như vầy, từ củ sắn dây ta trồng phân vi sinh, phân hữu cơ thì sắn dây không khác gì thuốc. Một ngày chúng ta chỉ cần ăn 1-2 thìa là được rồi, sắn dây lại là loại thanh mát, cũng không có làm mát lạnh, rất dễ ăn.

Tương tamari còn gọi là tương lâu năm, thành phần tương này khi làm khác tương bần, tương hạt 1 chút chính là ngoài dùng đậu nành, còn thêm đậu đỏ, gạo nếp lứt lên men, để ủ tối thiểu 3 năm mới chắt cốt tương hoặc trên 5 năm như nhà Duyên (nhiều nơi làm tương sau 12 tháng họ chắt cốt tương ra bán rồi hoặc chắt riêng cốt tương ra phơi tiếp vì làm vầy được nhiều nước tương hơn, nhưng do thời gian ủ chưa đủ, đậu và muối chưa chuyển hóa hết, nước tương tamari trong suy nghĩ của nhiều người vừa mặn đắng, chát và khó ăn, còn nước tương ủ đúng thời gian, thì nó rất thơm, có mặn nhưng hậu vị ngọt nhẹ, thơm ngon, nó giống như kiểu ai làm mắm mặn ra được mắm cốt nhĩ vậy đó). Tương dùng như gia vị thôi, không dùng nhiều như cơm gạo, lại là thực phẩm lên men, ngoài thải độc còn làm nhiều việc lắm. Bạn nào hay xem phim Hàn để ý có những phân khúc nhiều phim khi ong đốt, côn trùng chích họ cũng dùng tương hoặc miso – dạng tương đặc đắp lên vết thương. Tương không chỉ có ở Việt Nam, còn có ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan…. Tương rất dễ làm và dễ kiếm, rất phù hợp với người Việt chúng mình.

Mơ muối phải là mơ muối với muối hột, để ủ cũng phải từ 3-5 năm, càng lâu thì sự chuyển hóa giữa vị chua của mơ và vị mặn của muối càng tốt. Quả mơ lúc đó ăn vào rất tốt cho hệ tiêu hóa. Nhiều bạn hỏi mơ khác chanh chỗ nào thì Duyên nói luôn là mơ tác dụng nhiều về hệ tiêu hóa, còn chanh muối tác dụng nhiều về hệ hô hấp nhé. Tuy nhiên cả hai đều có tác dụng thải độc, tiêu viêm, ít nhiều khi nào đau bụng, trúng thực vì đồ ăn mà có một trong hai món này đều đem ra dùng được.

Nếu dùng quả mơ thì lúc nấu trà tương sắn dây nên xé thịt mơ nhỏ ra, còn ai có nước cốt mơ muối thì dùng càng tiện. Nước cốt mơ muối là tinh túy của một chum mơ, nó rỉ xuống đáy chum để lâu năm, dành nấu ăn, pha trà rất thích. Món ăn nào cũng dễ tiêu nếu có nêm chút mơ muối, nhất là ai xưa nay cứ ngán canh chua ăn hay sình bụng, nấu lẩu Thái, lẩu nấm, bún riêu…nêm chút cốt mơ muối thay bớt vị chua khác thì ăn kiểu gì cũng dễ chịu hết.

Trà già bancha chính là lá trà xanh trên 3 năm đem sơ chế loại bỏ chất chát gây mất ngủ, rồi phơi ủ để 1 năm rồi đem ra dùng. Trà bancha lúc này có tác dụng tiêu viêm, thanh lọc máu rất tốt. Chính vì trong lá trà có hơn 100 chất tác dụng tốt cho cơ thể con người nên trà già bancha này ngoài việc dùng uống còn để dùng vệ sinh tắm rửa rất tốt nữa.

Gừng là chất dẫn trong món trà này khiến kinh lạc mở ra, ấm lên, ăn bát trà tương sắn dây công dụng nhanh hơn.

Việc dùng gừng cho một bát trà nhiều hay ít sẽ tùy thuộc vào vài điều như:

Hôm đó thời tiết lạnh hay nóng

Ăn sáng thì dùng nhiều gừng chút nếu trời lạnh

Ăn tối thì bỏ gừng đi nếu sợ gừng độc (tuy nhiên 1 xíu gừng ăn tối nếu kĩ có thể nướng qua trên bếp là được)

Bụng bị lạnh nhiều thì ăn nhiều gừng chút

Nếu lúc đó không có gừng thì bỏ qua.

Duyên viết lại cách nấu trà tương sắn dây này, bạn đọc 1 lần, làm 2-3 lần là thành thạo.

Nếu bạn thường xuyên ăn món trà này, thì hãy dùng 1 bình ủ riêng chỉ để ủ trà bancha. Vì ngoài ủ trà bancha để uống còn làm ti tỉ thứ khác nữa.

Ủ bancha cùng 1-2 quả mơ muối, lấy lượng bancha đủ dùng cho 2-3 ngày, nếu ủ đậm đặc thì khi nấu pha thêm nước lọc vào, nên không cần định lượng chính xác

Khi ăn trà sắn dây thì đổ nước trà bancha – mơ muối ra 1 lượng vừa đủ, cho vào xoong đặt lên bếp đun sôi, đồng thời mài hoặc nướng 1 miếng gừng nhỏ bằng đầu ngón tay cái- nếu không nướng được thì thôi, cho vào bát nhỏ, múc 1 thìa ăn cơm bột sắn dây, hòa 1 xíu nước lọc cho sắn dây tan.

Đổ xoong nước trà bancha-mơ muối đã sôi trên bếp, vừa đổ vừa khuấy sắn dây, như vậy là chín sắn dây hoàn toàn.

Cuối cùng, lấy thìa mà thường ăn sữa chua, rót 1 thìa tương tamari thật tốt, cho vào bát sắn dây, quấy lên.

Vừa thổi vừa ăn nóng. Ăn luôn trong xoong càng tốt vì có 1 bát trà nhỏ mà thời gian đổ trà ra bát vừa dính xoong vừa làm mất nhiệt món trà. Còn nếu bạn muốn ăn ở bát/tô đẹp, thì nên quấy sắn dây, gừng sẵn ở tô, khi nấu nước trà nóng thì đổ thẳng vào bát/tô là chín sắn dây, ăn thật nóng.

Nếu đang cảm, mặc áo khoác, hoặc trùm chăn mà ăn, ngồi trên giường trên ghế ăn, ăn xong 30p là mồ hôi rịn ra phải thay áo lau người chống nhiễm cảm ngược.

Nếu chỉ là ăn phòng cảm thì nên ăn trước bữa ăn chính, ăn như dạng súp láng ruột trước là được.

NGUYÊN LIỆU cho món trà sắn dây tạo kiềm chính là:

Sắn dây

Trà bancha

Mơ muối hoặc chanh muối [chanh dành cho ai bị vấn đề về phổi, hô hấp]

Tương tamari hoặc tương tamari tỏi xay (ai bị bệnh về gan, máu nhiễm mơ, máu co bóp ở tim không tốt thì dùng tamari tỏi tốt hơn)

Gừng sẻ

Mùa thu – đông này dù bạn ở nơi nào thì cũng đều rất thích hợp để ăn món trà tương sắn dây.

Nguyên liệu càng tốt, công hiệu càng nhanh, công hiệu thấy ngay sau khi ăn bát trà chứ không cần tính ngày tính tháng. Trừ những bạn xưa nay mụn ẩn nhiều, thậm chí mụn đầy ở lưng, mặt thường nổi mề, vì trong gan và ruột quá tải chất cần thải ra, cần được làm sạch, nên ăn trà tương sắn dây đều ngày 2 cữ, cộng uống trà thảo mộc, cộng tập mỗi ngày 1 chút bài tập khí công cho ngũ tạng vận hành tốt, sau khoảng 3 tháng xổ độc ra nhiều và sẽ có lại làn da mịn màng bình thường.

#trà_tương_sắn_dây_2020

#ecoduyen

Viết bình luận